Cũng trong kế hoạch, Bộ TT&TT còn nêu rõ các nội dung công việc đã và sẽ được triển khai để thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng dạy học trực tuyến như: Làm việc với Cục CNTT, Bộ GD&ĐT để trao đổi, thống nhất cách thức triển khai; làm việc với các doanh nghiệp công nghệ để tìm hiểu về các giải pháp dạy học trực tuyến của Việt Nam hiện có trên thị trường, lập báo cáo về thị trường các dịch vụ dạy học trực tuyến tại Việt Nam; phối hợp với Cục CNTT, Bộ GD&ĐT xây dựng, ban hành bộ tiêu chí về chức năng, tính năng kỹ thuật và bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với nền tảng dạy học trực tuyến (phiên bản 1.0)...
Theo lộ trình, dự kiến vào cuối tháng 5, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Cục CNTT, Bộ GD&ĐT kiểm tra, đánh giá các nền tảng dạy học trực tuyến đáp ứng bộ tiêu chí. Danh sách các nền tảng dạy học trực tuyến đáp ứng yêu cầu sẽ được công bố vào 30/6/2022.
Trước đó, trong hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương một số nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số năm 2022, Bộ TT&TT đã nhấn mạnh định hướng xuyên suốt trong năm nay là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số. Trong đó, có việc phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến, chú trọng hướng dẫn người dân chủ động sử dụng các nền tảng số phục vụ việc học tập, ôn luyện các môn học về khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, kỹ năng số, kỹ năng mềm.
Bộ TT&TT cũng đã đề nghị các địa phương tích cực triển khai các Tổ công nghệ số cộng đồng trên phạm vi địa phương để hướng dẫn, hỗ trợ người dân địa phương sử dụng các nền tảng số Việt Nam; đồng thời tổ chức triển khai bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ của địa phương về chuyển đổi số, làm nòng cốt để thúc đẩy chuyển đổi số với trọng tâm năm 2022 là đưa hoạt động của người dân lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT về nền tảng số Việt Nam phục vụ học tập, 3 nền tảng số Việt Nam phục vụ các cơ sở giáo dục là VNEdu của VNPT, K12Online của Viettel và MobiEdu của MobiFone đều có số lượng người sử dụng hằng tháng nhỏ hơn 1 triệu. Đáng chú ý, MobiEdu tuy số lượng người sử dụng ít nhất trong 3 nền tảng, nhưng lại có tổng thời gian sử dụng trung bình của mỗi người dùng trong một ngày cao nhất, khoảng 1 giờ 20 phút mỗi ngày.
Ba nền tảng số Việt Nam phục vụ các em học sinh có thể trực tiếp lên học trực tuyến các môn học hoặc làm bài tập lần lượt là Azota có số lượng truy cập hằng tháng vào khoảng 25,6 triệu lượt, Học mãi khoảng 2,9 triệu lượt và Ôn luyện khoảng 470.000 lượt.
Vân Anh
Một mục tiêu của Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia vừa được Bộ TT&TT phê duyệt là hình thành hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số.
" alt=""/>Công bố các nền tảng dạy học trực tuyến đáp ứng yêu cầu trong tháng 6Theo HĐXX, qua xét hỏi, tranh luận tại toà, các bị cáo đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố. Lời khai nhận tội của các bị cáo tại toà phù hợp với hồ sơ vụ án.
Theo đó, HĐXX đủ cơ sở xác định, xuất phát từ những khoản vay tiền ngắn hạn đến hạn trả nợ nhưng không có khả năng tài chính để thanh toán, bị cáo Khánh đã bàn với bị cáo Bình sử dụng pháp nhân 5 công ty của nhóm M&C (do Khánh thành lập hoặc nhờ đứng tên) để tạo lập hồ sơ vay khống.
Đối với bị cáo Trần Phương Bình, đã chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ, phát hành chứng thư bảo lãnh trái phiếu (M&C phát hành trái pháp luật), không cần thẩm định điều kiện cho vay... khiến DAB thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng.
Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, cần phải xử lý nghiêm khắc. Trong đó, bị cáo Bình và Khánh phải chịu trách nhiệm chính, các bị cáo khác có vai trò đồng phạm, chịu sự chi phối, sai khiến của cấp trên. Bản thân các bị cáo này không được hưởng lợi cá nhân, không mong muốn hậu quả xảy ra.
Ngoài ra, các bị cáo đã khai báo thành khẩn, ăn năn hối cãi, có nhân thân tốt, một số bị cáo có thời gian dài cống hiến cho ngân hàng; có bị cáo phạm tội lúc đang mang thai, có bị cáo đang nuôi con nhỏ; có cha, mẹ có công với cách mạng…nên HĐXX đã cân nhắc khi lượng hình.
Từ các lẽ trên, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Trần Phương Bình 20 năm tù. Tổng hợp các bản trước đó, buộc bị cáo thi hành án tù chung thân; bị cáo Phùng Ngọc Khánh mức án 19 năm tù. Tổng hợp các bản án trước đó, buộc bị cáo thi hành án 30 năm tù.
6 bị cáo còn lại lãnh từ 1 năm 6 tháng tới 7 năm tù giam cùng về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Theo truy tố, ông Trần Phương Bình biết rõ nhóm Công ty M&C không có khả năng tài chính để chi trả cho hoạt động kinh doanh và trả nợ cho DAB, nhưng vẫn đồng ý cho nhóm công ty này vay tiền.
Theo đó, ông Bình đã bàn bạc, thống nhất với ông Phùng Ngọc Khánh tổ chức lập khống hồ sơ và phương án kinh doanh để vay vốn của DAB; chỉ đạo Nguyễn Thị Ngọc Vân (nguyên Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB), Nguyễn Đức Tài (nguyên Giám đốc DAB - Sở giao dịch) và các bị cáo nguyên là cán bộ DAB không thẩm định hồ sơ vay và tài sản đảm bảo; lập tờ trình đề nghị phê duyệt cho 5 công ty trong nhóm M&C vay 1.680 tỷ đồng, để ông Khánh sử dụng vốn vay sai mục đích.
Ông Bình còn bảo lãnh thanh toán lỗ trái phiếu (mã MC_BOND2009) với Ngân hàng An Bình, đến thời hạn Công ty M&C không trả được nợ Ngân hàng An Bình nên DAB phải cho Công ty M&C vay 2 khoản, tổng số hơn 146 tỷ đồng để ông Khánh sử dụng trả gốc, lãi của lô trái phiếu trên.
" alt=""/>Ông Trần Phương Bình lãnh thêm 20 năm tùTrước đó, TAND TP.HCM nhiều lần mở phiên hòa giải vụ án ly hôn giữa hai vợ chồng Thảo - Vũ. Song ở hầu hết các phiên hòa giải, bà Thảo đều vắng mặt. Tới nay, việc hòa giải về con cái, tài sản của cặp vợ chồng nối tiếng này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Ngày 4/9/2018, bà Thảo có đơn khiếu nại khẩn cấp tới Chánh án TAND TP.HCM yêu cầu hủy bỏ phiên tòa ngày 5/9.
Sau nhiều lần hoà giải, vụ ly hôn giữa vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên vẫn chưa đi đến hồi kết |
Bà Thảo cho hay, cuối tháng 8/2018, bà nhận được công văn của tòa án, do thẩm phán Nguyễn Văn Xuân ký, yêu cầu bà phải trả lời về việc thẩm định giá các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Trung Nguyên. Mục đích việc này là phục vụ cho việc ly hôn. Thời hạn trả lời là 15 ngày.
Cũng theo bà Thảo, từ năm 2015 đến nay, kể từ khi bị loại ra khỏi Trung Nguyên, bà không được thông báo về hoạt động kinh doanh và nhận cổ tức. Ngoài ra, những người điều hành ở Trung Nguyên không thực hiện việc định giá tài sản cũng như bất hợp tác trong việc kiểm toán Trung Nguyên - những hoạt động cơ bản và cần thiết cho việc xét xử ly hôn.
Đến ngày 22/10/2018, TAND TP.HCM ra quyết định tạm đình chỉ vụ án để thu thập thêm chứng cứ từ các cơ quan chức năng. Không đồng tình với quyết định này của Tòa, bà Thảo gửi đơn yêu cầu TAND Cấp cao hủy bỏ quyết định này.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng đã gặp phải 'kiếp nạn' nên vợ chồng ông mới đưa nhau ra tòa.
" alt=""/>Bà Diệp Thảo kháng cáo việc tạm đình chỉ vụ án ly hôn với ông chủ Trung Nguyên